Mẫu nhà tiền chế 2 tầng hấp dẫn bởi thiết kế đẹp mắt. Đặc biệt với khu vườn xanh mát sẽ đem đến cho bạn không khí trong lành, chan hòa cùng nắng gió, nét bình yên tự tại từ những nội thất gần gũi với thiên nhiên.

Thiết kế đơn giản

Nhà tiền chế 2 tầng với thiết kế khá đơn giản và chính điều này đem đến sự nổi bật của ngôi nhà này so với những căn nhà xung quanh. Ngôi nhà giản đơn lại mang đến vẻ đẹp dung dị đầy tinh tế cho không gian sống bên trong. Mẫu nhà này có thể thực hiện tại nông thôn hoặc thành thị đều được. Điều mà mọi người cảm thấy thích thú ở căn nhà này đó là sự tĩnh lặng và thoáng đãng của không gian bên trong ngôi nhà.

Ngôi nhà hai tầng xinh xắn nhờ thiết kế mở và sự hỗ trợ của không gian xanh bên ngoài ngôi nhà.

Video ngôi nhà tiền chế 2 tầng đẹp như mơ:


Sự kết nối hoàn hảo giữa không gian bên trong và bên ngoài ngôi nhà thiên nhiên bên ngoài nhờ những khoảng tường được lắp đặt hệ thống kính trong suốt. Không gian chức năng bên trong được sử dụng gam màu trung tính, chọn lựa nội thất với vật liệu từ tự nhiên tạo sự kết nối hài hòa và liền mạch với không gian ngoại thất.

Vẻ đẹp tĩnh lặng, trầm lắng của ngoại thất ngôi nhà hai tầng.


Tham quan nội thất nhà cấp 4

Nội thất đẹp là điều mà chủ nhà muốn hướng đến, tuỳ vào điều kiện tài chính mà gia chủ sẽ có những biện pháp triển khai phù hợp nhất có thể. Nội thất ngôi nhà tiền chế 2 tầng này sẽ giúp bạn có thêm vài ý tưởng hay cho ngôi nhà của mình.

Phòng khách

Phòng khách ngôi nhà khá đặc biệt, tự nhiên và hiện đại có sự xen kẽ lẫn nhau. Một khoảng diện tích trung tâm phòng khách được lót đá. Chúng có nhiều tác dụng đầu tiên là tạo điểm nhấn, tiếp theo là lợi ích cho sức khoẻ lớp đã này sẽ giúp mát xa chân rất hiệu quả.

Phòng khách ấn tượng với chiếc bàn khá xinh xắn.

Phòng bếp

Cửa kính lớn có thể kéo mở tạo sự thông thoáng cho căn bếp. Hệ tụ gỗ được thiết kế sát tường vừa đẹp là giúp tiết kiệm diện tích sử dụng. Căn bếp được thiết kế khá đơn giản từ màu sắc đến vật liệu. Từ sàn bếp, tủ đựng đồ đến bàn ăn đều được sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên. Màu của gỗ trở nên thân thiện hơn khi kết hợp hài hòa với thiên nhiên bên ngoài căn nhà.

Phòng bếp khá thoáng sáng và ngay ngắn.

Cây lưỡi hổ sẽ giúp giảm bớt khí độc và tạo sự tươi mát cho bếp

Không gian bếp được bố trí ở khoảng diện tích khá rộng rãi. Để tăng thêm sự gọn gàng và ngay ngắn, chủ nhân của ngôi nhà đã cố gắng thiết kế hệ thống tủ đựng đồ hình chữ L, thêm đảo bếp kiêm bàn ăn ở giữa để tăng thêm chức năng sử dụng cũng như sự tiện lợi cho gian bếp.

Đảo bếp là nơi chuẩn bị đồ ăn và là nơi ăn sáng yêu thích của cả nhà.

Phòng ăn

Phòng ăn được đặt cạnh bên phòng khách tạo nên sự tiện lợi cho gia chủ. Nơi ăn uống chính của mọi người trong gia đình cũng được chọn lựa nội thất gỗ kết hợp nhựa cao cấp. Bộ bàn ghế khá đơn giản nó phù hợp với phong cách tối giản của ngôi nhà. Vẻ đẹp độc đáo của không gian ăn uống là nhờ có sự sắp đặt của đèn chùm kết hợp những mảng màu trẻ trung, hiện đại của ghế và của tranh treo tường.

Bàn ăn gỗ gợi lên nét cổ điển

Cầu thang

Cầu thang lên tầng 2 được đặt đối diện với cửa ra vào. Những bậc thang kết nối tầng trệt với tầng hai luôn mang lại vẻ đẹp xinh yêu và tăng thêm nét hiện đại, trẻ trung cho không gian sống nhờ kết hợp hài hòa giữa chất liệu gỗ và kính. Bên cạnh đó, để góp phần mang đến sự gọn thoáng cho không gian, chủ nhân của căn nhà đã lắp đặt thêm hệ thống tủ đựng đồ dưới gầm cầu thang.

Cầu thang đẹp hiện đại.

Cầu thang được thiết kế bằng gỗ và tay cầm bằng inox.

Phòng ngủ

Tầng 2 là không gian dành cho việc nghỉ ngơi thư giản. Phòng ngủ với hệ cửa kính rộng giúp tiện lợi cho việc đoán không khí bên ngoài vào. Ngoài ra cách lựa chọn nội thất đơn giản, không cầu kỳ trong từng đường nét, cách phối màu cơ bản đã giúp cho không gian nghỉ ngơi đẹp hài hòa và yên bình.

Phòng ngủ riêng tư, yên bình.

Phòng tắm

Bức tường với màu sơn mịn không tì vết vừa đơn giản vừa hiện đại. Những đường nét tinh tế của nội thất và vật dụng trong phòng tắm đã giúp cho không gian chức năng này luôn mang lại cảm giác thoải mái và sảng khoái cho mọi người khi sử dụng.

Tư vấn xây nhà thép tiền chế cùng VinSTEEL

Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ xây nhà thép tiền chế. Kinh nghiệm xây dựng trên 200 công trình nhà xưởng chất lượng là nét nổi bật của công ty chúng tôi. Sau hơn 12 năm thành lập và phát triển VinSTEEL đã khẳng định được vị thế của một công ty kết cấu thép chất lượng.

Thông tin chủ đầu tư

Công ty Yazaki Hải Phòng Việt Nam thuộc Tập đoàn Yazaki của Nhật Bản, có vai trò là trụ sở chính tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Công ty kinh doanh sản xuất bộ dây dẫn điện cho xe ô tô. Tập đoàn Yazaki hoạt động kinh doanh quy mô toàn cầu tại 43 lãnh thổ và quốc gia trên thế giới với 444 nhà máy và chi nhánh lớn nhỏ. Trong tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh của tập đoàn, Công ty Yazaki Hải Phòng Việt Nam là một trong những nhà máy đứng đầu về mặt chất lượng, giá cả sản phẩm và xuất hàng luôn đúng thời hạn với khách hàng.

Thông tin dự án

  • Tên dự án: Nhà máy tại Thái Bình của Công ty Yazaki Hải Phòng Việt Nam
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng Việt Nam
  • Địa điểm xây dựng: Lô CN1 – Khu Công Nghiệp TBS Sông Trà, xã Tân Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
  • Diện tích mặt bằng: 60.577,70 m²
  • Tổng diện tích sàn: 28.858,42 m²
  • Giải pháp thi công: Nhà tiền chế
  • Khởi công: 17 tháng 5, 2011
  • Hoàn thành: Tháng 1, 2012
  • Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh sản xuất bộ dây dẫn điện cho xe ô tô
  • Hình ảnh dự án

Thông tin thêm

Nhà máy được thi công xây dựng bằng cách kết hợp cột trụ bê tông cốt thép với hệ kèo bằng kết cấu thép giúp mang lại nhiều lợi ích. Cột trụ bê tông giúp đảm bảo cho khả năng chịu lực tốt, còn hệ kèo thép với khả năng vượt nhịp lớn sẽ giúp tối ưu được diện tích sử dụng. Trọng lượng nhẹ của hệ kèo cũng là một ưu điểm giúp giảm áp lực tải trọng cho mái và nền.


Với một công trình có diện tích lớn như vậy, nhà thầu đã lựa chọn tôn là vật liệu thi công cho mái. Vật liệu này có các ưu điểm như: việc thi công lắp đặt đơn giản, trọng lượng nhẹ, có thể tùy chỉnh kích thước, chi phí đầu tư tối ưu, việc bảo trì – thay thế – sửa chữa được thực hiện dễ dàng và có chi phí thấp.

Video xây nhà xưởng:


Thông tin liên hệ

Liên hệ công ty xây nhà xưởng Thế Giới Xây Dựng bạn sẽ cảm nhận được nhiệt huyết và sự chuyên nghiệp mà chúng tôi mang lại cho công ty của bạn.
  • Công ty nhà thép tiền chế Thế Giới Xây Dựng
  • Địa chỉ: 74 Đường 30 tháng 4, phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP.Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 028 6280 6789
  • Email: lienhe@thegioixaydung.com
Nhiều chủ đầu tư không hiểu rõ về phương pháp và nguyên tắc nối thép trong xây dựng cũng như lợi ích của nó. Mục đích việc nối thép là tăng chiều dài thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt thép ngắn. Nối thép được ứng dụng trong xây dựng rất nhiều từ xây nhà ở cho đến xây nhà xưởng. Một số loại nối thép trong xây dựng như: Nối thép cột, nối thép dầm, nối thép trong cọc khoan nhồi.

Những phương pháp nối thép phổ biến

1) Nối cốt thép bằng phương pháp hàn điện

Nối thép bằng phương pháp hàn điện được chia ra 4 cách nối cốt thép khác nhau.
  • Nối đối đầu.
  • Nối ghép chập.
  • Nối ghép táp.
  • Nối ghép máng.

Tùy vào từng loại cốt thép mà ta có thể tiến hành phương pháp hàng khác nhau;
  • Cốt thép có đường kính trên 16mm sẽ được nối theo kiểu đối đầu bằng phương pháp hàn tiếp xúc đỉnh.
  • Cốt thép trơn, gai nhỏ hơn 16mm, nên sẽ không nối theo kiểu đối đầu được, nó sẽ được nối theo kiểu ghéo chập hoặc ghép táp.
  • Cốt thép kéo nguội chỉ được buộc ghép chập, không được nối trước rồi mới kéo nguội hoặc hàn.
  • Cốt thép có đường kính từ 12mm nên nối kiểu ghép máng. Cách này giúp giảm lượng thép 7-8 lần, giảm năng lượng 2,5 lần, năng suất thợ hàn được tăng lên 3-4 lần so với hàn hồ quang thông thường.
Muốn xây nhà xưởng chất lượng hãy xem chi tiết tại đây.

2) Nối thép bằng phương pháp thủ công

Thép được buộc nối bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ các quy tắc sau:

Đối với thép trơn:
  • Đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt chập lên nhau một đoạn dài 30d đến 45d, dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn.
  • Đặt ở vùng bê tông chịu nén thì không cần uốn móc, nhưng bắt buộc phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài 20 đến 40d.
Đối với thép gai:
  • Đặt ở vùng bê tông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài từ 30 đến 45d.
  • Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải từ 20 đến 40d.

3) Nối thép bằng coupler (ống nối ren)

Nối cốt thép sử dụng ống nối ren đã được ứng dụng tại nhiều nước phát triển. Nguyên lý của phương pháp này là: sử dụng thiết bị tạo ren đầu cốt thép các thành thép được nối lại thông qua một ống nối có ren (coupler).

Công nghệ nối cốt thép bằng ống nối có ren là công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong các kết cấu kiến trúc hạ tầng. Nối thép bằng Coupler đem lại rất nhiều lợi ích. Việc nghiên cứu và phát minh ra phương pháp nối cốt thép bằng ống nối có ren không chỉ mang lại các đặc điểm tiên tiến về mặt kỹ thuật mà còn mang lại lợi ích kinh tế rất lớn.

Phương pháp này giúp tăng tốc độ thi công vì các thao tác lắp ghép đơn giản. Quan trọng là nó đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật vì các thao tác chính là tạo ren đầu cốt thép, vặn ống nối vào một đầu thanh thép đã được thực hiện từ trước ở dưới mặt đất, khi thi công mối nối trên công trình chỉ cần tiến hành vặn nốt thanh thép vào đầu kia của ống nối.

Để biết thêm thông tin chi tiết về phương pháp nối thép quý khách hàng có thể liên hệ đến Thế Giới Xây Dựng công ty kết cấu thép hàng đầu hiện nay.

Video hoạt động sản xuất bên trong nhà máy Thế Giới Xây Dựng:


Công ty Kết Cấu Thép Thế Giới Xây Dựng

  • Trụ sở: 74 Đường 30/4, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú.
  • Nhà máy sản xuất kết cấu thép: Khu công nghiệp Hải Sơn, Đức Hòa, Long An
  • Tổng đài tư vấn khách hàng: 028 6280 6789.
  • Email: lienhe@thegioixaydung.com
Nhà thép tiền chế có nhiều ưu điểm nổi bật, nhờ vậy mà nó được ứng dụng một cách hiệu quả trong xây dựng nhà xưởng, sau đây công ty Thế Giới Xây Dựng xin giới thiệu qua quy trình lắp dựng nhà xưởng để mọi người tham khảo.

Quy trình lắp dựng nhà thép có nhiều công đoạn trong đó có 5 bước chính: lắp đặt bu lông móng, lắp dựng khung chính, lợp tôn mái và tôn vách và giai đoạn hoàn thiện diềm chỉ, máng xối.

Yêu cầu trước khi lắp dựng gồm có: Mặt bằng để vận chuyển cấu kiện thép và vật liệu xây dựng, các phương tiện và thiết bị lắp dựng: xe cẩu lắp, cáp giằng, máy khoan thép, máy khoan bê tông, khóa vặn bu lông, máy bắn đinh tán,…

QUY TRÌNH LẮP DỰNG NHÀ THÉP TIỀN CHẾ

1) Thi công bu lông neo

Bu lông móng tạo nền tảng để lắp dựng cột và khung thép, nội dung công tác lắp đặt bu lông neo như sau:

Bu lông được định vị đúng tim cốt và cao độ. Hàn cố định đảm bảo không bị xoay chuyển khi đổ bê tông móng trụ. Lắp đặt bu lông neo đúng như thiết kế ban đầu để việc lắp dựng khung được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.

2) Lắp dựng khung chính

Việc lắp dựng khung chính của công trình nhà thép tiền chế khá dễ dàng và thuận tiện chủ yếu là nó phải được thiết kế và bố trí sau cho phù hợp với bản thiết kế. Cột được lắp trước sau đó đền kèo và xà gồ
Bước 1: ⇒ Kiểm tra mặt bằng định vị bu lông, chuẩn bị xe cẩu và bố trí đường đi theo kế hoạch.

Bước 2: ⇒ Lắp dựng khung kèo đầu tiên: bắt bu lông các giằng cánh và liên kết trước khi nâng dầm kèo. Khi cẩu vừa nâng dầm kèo khỏi mặt đất thì dựng lại. Kiểm tra lực xiết các bu lông liên kết, kiểm tra độ thẳng của dầm kèo. Nâng kèo vào đúng vị trí, gắn bu lông liên kết. Phải neo dầm kèo và chỉnh thẳng trước khi xiết bu lông.

Bước 3:⇒ Lắp dựng hệ khung cứng đầu tiên (chọn khung có hệ giằng): thực hiện tương tự bước 2 để lắp dựng khung kèo thứ 2. Lắp toàn bộ 100% xà gồ mái cho gian đầu tiên. Lắp toàn bộ cáp hay thanh giằng tường và giằng mái.  Lắp giằng cánh của hai kèo đầu tiên. Tiến hành canh chỉnh khung cứng đầu tiên. Khi các cột của gian đầu tiên đã được thẳng đứng thì xiết chặt bu lông neo, bu lông liên kết giữa cột và kèo và bu lông liên kết các thanh giằng.

Bước 4: ⇒ Lắp dựng khung kèo tiếp theo như khung kèo đầu tiên cho đến hết.

Bước 5: ⇒ Lắp đặt xà gồ và các thành phần còn lại như: dầm, giằng và thanh chống. Kiểm tra lần cuối để chuyển qua công tác lợp mái.
⇒ Xem mẫu nhà tiền chế 2 tầng tuyệt đẹp được áp dụng từ biện pháp nhà tiền chế.

Mọi người có thể tham khảo về quá trình thi công nhà máy kết cấu thép để có cái nhiều thực tế hơn.

3) Thi công tôn mái và tôn vách

Sau khi lắp đặt xong phần khung chính, ta tiến hành lắp tôn mái và tôn tường. Đối với tôn mái thì yêu cầu của công tác lắp đặt là đảm bảo tính kín, tất cả các điểm nối gối lên nhau của tấm tôn luôn nằm trên một đường thẳng và vuông góc với thanh Xà Gồ. Đảm bảo các mối nối của bông cách nhiệt thẳng, không bị co kéo, mặt dưới của bông cách nhiệt phẳng đều, không bị nhăn.

Đối với một số công trình nhà thép tiền chế sử dụng tôn tường thì thường đơn vị thi công sẽ xây tường gạch cao từ 1m đến 2m. Nhằm hạn chế việc tôn bị ăn mòn. Sử dụng tôn tường có ưu điểm là thi công nhanh, tiết kiệm chi phí.

4) Thi công nền nhà

Nền là nơi chịu tải nhiều nhất trong công trình nhà thép, trọng lượng từ công nhân, kết cấu công trình, máy móc thiết bị vận hành vì thế trước khi làm nền chủ đầu tư và đơn vị thi công cần phải tính toán cẩn thận. Các bước thi công nền nhà thép tiền chế như sau:

1) San lắp bằng cát, đá.
2) đặt cốt pha.
3) Đổ bê tông.
4) Rải và gạt bê tông.
5) Loại bỏ những vùng bê tông bất thường.
6) Đợi bê tông đông kết.
7) Xoa nền bê tông.

Tùy vào công trình mà chủ đầu tư chọn giải pháp nền bê tông xi măng hoặc sơn Epoxy. Sơn Epoxy có tác dụng chống thấm và tăng tính thẩm mỹ tuy nhiên chi phí thực hiện giải pháp này lại khá cao nên chủ đầu tư cần cân nhắc trước khi lựa chọn.

Video thi công nền nhà xưởng:

5) Thi công hoàn thiện

Đây là công đoạn cuối cùng nó quyết định tính thẩm mỹ của công trình. Công đoạn này yêu cầu cần phải kiểm tra lại tất cả các công đoạn mà chúng ta vừa thực hiện ở trên. Ngoài ra đơn vị thi công còn phải hoàn thiện công trình bằng việc sơn tôn, tường, lắp dựng cửa,…..