Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn Công Nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sơn Công Nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Sơn công nghiệp là tên gọi của những loại sơn được sử dụng để phục vụ cho nghành công nghiệp. Sơn công nghiệp được dùng để sơn nền, tường nhà xưởng, sơn kết cấu thép. Ngoài lĩnh vực nhà công nghiệp thì Sơn công nghiệp còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác.

1) Tìm hiểu thành phẩn sơn công nghiệp

Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng hiện nay là đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. Để làm được điều đó các nhà sản xuất sơn công nghiệp đã tăng cường sử dụng thành phần sơn gốc nước với hàm lượng rắn cao, chỉ số bay hơi thấp, không dùng dung môi hay bột sơn quá nhiều. 
Sơn công nghiệp có nhiều loại được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau mỗi loại sơn có công năng khác nhau vì thế nó cũng sẽ có phương pháp thi công khác nhau. Tuy nhiên dù là công năng nào thì thành phần sơn công nghiệp gồm sơn gốc (chất tạo màng - chất kết dính) và một số ít chất phụ gia, chất độn và dung môi.

Trong các thành phần tạo nên son công nghiệp thì chất tạo màng - chất kết dính chiếm tỷ lệ cao nhất, đồng thời cũng giữ vai trò rất quan trọng, nó tạo sự kết dính và đồng đều khi sơn. Không những thế chất tạo màng - chất kết dính còn tăng chịu đừng và sức bền của màng sơn trước yếu tố thời tiết và tác động của con người.

Những chất còn lại chỉ đóng vai trò kiểm soát độ lắng, thời gian khô màu và thi công công trình. Nhờ như thế mà sơn công nghiệp được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.

2) Phân loại sơn công nghiệp

Sơn công nghiệp có nhiều loại sau đây chúng tôi xin giới thiệu qua một số loại sơn chính để mọi người tham khảo qua:

Sơn khô tự nhiên là loại sơn được sử dụng phổ biến nhất hiện dòng sơn này bao gồm những sản phẩm như: Bao gồm sơn Bitum,Alkyd, sơn Epoxy, Latex, sơn dầu, Lacquer,…
  • Sơn Bitum: Ưu điểm của loại sơn này là giá thành rẻ, chịu nước tốt nên có thể sử dụng tại những khu vực thường tiếp xúc với môi trường nước.
  • Sơn Alkyd: Cũng giống như Sơn Bitum nhưng loại sơn này còn có tính năng khô nhanh và chịu kiềm. Loại sơn này thường được dùng để sơn vân búa, sàn gỗ, sơn chống rỉ ngoài trời, sơn máy nông nghiệp,…
  • Sơn Epoxy: Đây là loại sơn khá quen thuộc trong xây nhà xưởng, nó được sử dụng để sơn nền. Ưu điểm loại sơn này là Khô nhanh, màng sơn có độ cứng cao, chống rỉ nhưng giá thành loại sơn này cao.
  • Sơn Latex: Ứng dụng loại sơn này là sơn bảo trì công nghiệp, sơn cho bê tông, sơn kẻ đường.
  • Sơn dầu: Thành phần của sơn là: dầu lanh chín, dầu trẩu, ester nhựa thông, nhựa chai, nhựa phenolic, nhựa coumarone - indene…, sơn dầu thường được sử dụng trong thi công kết cấu thép.
  • Lacquer: Sơn Lacquer chủ yếu được ứng dụng để sơn gỗ hoặc các vật liệu dẽo.
Sơn xúc tác 2 thành phần: Bao gồm sơn Pu - 2K và sơn Epoxy - 2K.
  • Sơn Pu - 2K: Ưu điểm nổi bật nhất của sơn là chống gỉ, ứng dụng phổ biến nhất của loại sơn này là cơ khí, cũng như sản xuất đồ gỗ, khung cửa nhôm.
  • Sơn Epoxy - 2K: Sản phẩm này có 2 loại lỏng và rắn, mỗi loại đều có những chức năng riêng. Sơn rắn được sử dụng để sơn chống rỉ hoặc sơn phủ trong nhà, lỏng thì được dùng trong nghành công nghiệp.
Các loại sơn khô bằng nhiệt

Những dòng sản phẩm của loại sơn khô là: sơn sấy Alkyd gầy, MelaminFormaldehyde, Ureformaldehyde; Sơn sấy Acrylic; Sơn sấy Epoxy - Phenolic; Sơn Polyester.
  • Sơn sấy Alkyd gầy, MelaminFormaldehyde, Ureformaldehyde: Sơn được sấy khô ở nhiệt độ 130 - 160 độ C trong khoảng 20 - 30 phút. Sơn chủ yếu được dùng để sản xuất đồ gia dụng, đồ nội thất kim loại và các dụng cụ phòng thí nghiệm. 
  • Sơn sấy Acrylic: Nhiệt độ sấy kho của sơn từ 160 - 170 độ C trong vòng 20 - 30 phút đối với sơn Acrylic nhiệt rắn gốc Acrylamide copolymer. Sơn được ứng dụng cho đồ gia dụng chất lượng cao.
  • Sơn sấy Epoxy - Phenolic:  Sơn được dùng để sơn thùng phuy, tank chứa hay lon bia, lon thực phẩm hộp.